Nhân đọc bài "Điểm thấp" của bạn 3003! có 1 số quan sát thế này:
(bạn 3003! băn khoăn về việc những ngành quan trọng đối với xã hội như Luật, Kinh tế học, giáo dục thì chỉ toàn nhận những sinh viên có điểm thấp hơn các ngành khác như ngân hàng, Kế toán, ngoại thương v.v. Sinh viên chọn ngành này ngành kia là do điểm vào ngành thấp hay cao, không phải vì do thích hay không thích)
1. Sản phẩm của các trường đại học tốt hay không là do sinh viên của họ có tốt hay không, chứ không phụ thuộc vào chất lượng giáo viên. Một thực nghiệm tự nhiên (natural experiment) chỉ ra điều này: chất lượng sinh viên ra trường của ĐH Ngoại thương thường được coi là cao hơn sinh viên của ĐH Kinh tế. Phần lớn giáo viên dạy ở ĐH Ngoại thương là giáo viên của ĐH Kinh tế. Điểm đầu vào của ĐH Ngoại thương cao hơn của ĐH Kinh tế, nghĩa là chất lượng sinh viên đầu vào tốt hơn.
Giống mấy mô hình tăng trưởng cổ điển, cứ đầu vào tốt thì đầu ra tốt, chẳng cần innovation, R & D gì ráo. Tình hình là món ăn ngon chủ yếu là do nguyên liệu ngon quyết định, trình độ đầu bếp đang ở mức tác động vào món ăn rất thấp.
Sinh viên ra quyết định chọn vào trường nào lại phụ thuộc vào tín hiệu của thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp.
2. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng có định hướng các trường đại học là phải đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thị trường lên ngôi nhé, là số 1 rồi nhé. Nhưng mà GS bộ trưởng chắc cũng phải rất rành về những "thất bại của thị trường" trong cung cấp hàng hóa công và giải quyết ngoại tác chứ nhỉ.
3. Ngành kinh tế, giáo dục, luật là những hàng hóa công.
4. Hành vi của con người bị dẫn dắt bởi hệ thống khuyến khích. Hệ thống khuyến khích đưa ra tín hiệu như thế nào thì người ta quyết định lựa chọn như thế đấy.
13 tháng 4, 2010
Nghĩ ngợi linh tinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét