là tựa đề của bài viết khá thú vị trên the New York Times, "The return of history". Đại thể là tác giả cho rằng dòng đời kinh tế học có 5 hồi.
Hồi 1: thời kỳ kinh tế học là một khoa học, các nhà kinh tế đưa ra các giả thuyết và xây dựng các mô hình đẹp đẽ nhằm mô tả những gì diễn ra trong nền kinh tế và dự báo những gì sẽ xảy ra.
Hồi 2: các giả định chặt chẽ (nhưng phi thực tế) của các mô hình hồi 1 được nới lỏng bằng các nghiên cứu kinh tế học hành vi.
Hồi 3: đỉnh cao của các mô hình kinh tế học đến thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Các mô hình kinh tế học tỏ ra bất lực khi cố gắng tiên đoán và giải thích khủng hoảng tài chính.
Hồi 4: hiện giờ nè, kinh tế học đang tìm kiếm linh hồn của chính mình. Ta là ai? Có vẻ như các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm đến cảm xúc, các ràng buộc xã hội, tình yêu v.v. Kinh tế học đang theo hướng trở nên gần gũi với xã hội học, tâm lý học hơn là giống các mô hình toán và vật lý học.
Hồi 5: hồi tương lai, tác giả dự đoán mấy cái mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng xử lý số liệu sẽ bị diệt vong. Kinh tế học là một nghệ thuật, như văn học vậy, chứ không còn là một ngành khoa học.
Tui nghĩ, nếu tác giả muốn nói lịch sử kinh tế học quay trở lại, giống như ngành thời trang với chiếc quần khi ống hẹp khi ống loe, thì ổng phải để hồi 1 là hồi của Adam Smith, khi chưa có mô hình toán gì ráo. Hồi 5 sẽ quay trở lại hồi 1. Lịch sử quay trở lại.
Tui nghĩ, tác giả nói hiện giờ là hồi 4, các nhà kinh tế học quan tâm, nhưng ở mức độ nhỏ bé, đến các yếu tố như tinh thần, tâm hồn, quan hệ xã hội v.v. sau thất bại thấy rõ của các mô hình kinh tế tân cổ điển trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, là không chính xác lắm. Thực ra nhất nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội, về yếu tố tâm lý học, cảm xúc v.v. từ những năm 1980 (kinh tế học thể chế). Giải Nobel kinh tế học năm nay được trao cho Elinor Ostrom, một nhà khoa học chính trị, chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và việc quản lý tài nguyên chung, cho những công trình nghiên cứu của bà từ những năm 1990. Thực ra kinh tế học hành vi của hồi 2 và kinh tế học thể chế đã bước vào nhau rất nhiều từ lâu rồi, và đang trộn lẫn để cho ra cái kinh tế học mà tác giả mô tả trong hồi 4.
Tác giả cho rằng kinh tế học sẽ theo kiểu "case study", rút kinh nghiệm và dự báo từng trường hợp theo kiểu xã hội học hay văn học. Tui nghĩ rằng hành vi và các mối quan hệ tương tác của con người có đặc tính phổ quát. Nghĩa là kinh tế học vẫn có thể mô hình hóa nó, cung cấp cho chúng ta tấm bản đồ, để giảm thiểu khả năng bị lạc đường của chúng ta.
______________________________________
Bổ sung: và xem Greg Mankiw bình luận bài viết này trên blog của ổng nè.
27 tháng 3, 2010
Lịch sử quay trở lại
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Tôi nghĩ làm như vậy cũng sẽ thất bại mà thôi.
Kinh tế học vốn không có cơ sở của một khoa học.
Muốn xây dựng lại kinh tế học thì cần xây dựng gốc trước khi muốn ăn ngọn của nó.
Nhưng xem ra kinh tế học hiện đại đang đi vào những điều quá phân nhánh, nhỏ nhặt.
Không hiểu nổi bản chất của tăng trưởng là gì, vì sao có khủng hoảng, và hạn chế nó như thế nào?
Hì hì
Đăng nhận xét