27 tháng 3, 2008

Có lòng tin?

'Nếu có tiền, tôi sẽ dốc hết để mua cổ phiếu tại thời điểm này. Rất nhiều người đã hỏi tôi về cách thức đầu tư và tôi đều khuyên họ nên tiếp tục mua vào".

Câu trên là của Bộ trưởng tài chính trên báo vnexpress ngày 26/03/2008 (http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2008/03/3BA00AA4/). Phát biểu này được đưa ra khi TTCK VN xuống dốc không phanh. Có vẻ như đây cũng là một trong những cách mà bộ trưởng Tài chính muốn cứu thị trường chứng khoán. Cách này cũng khá phổ biến trên thế giới. Thỉnh thoảng đọc tin lại thấy đại loại như tổng thống Mỹ hay chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Mỹ tuyên bố gì đó, và sau đó thì TTCK tỏ dấu hiệu lạc quan bằng cách lên vài điểm. Mấu chốt của vấn đề là định hướng kỳ vọng của nhà đầu tư. Và các quan chức trên có thể làm được điều này. Nhà đầu tư tin vào phát biểu của các quan chức.

Việt Nam ta áp dụng được cách này chăng? Tôi tin rằng ít người tin vào phát biểu trên của ông Bộ trưởng. Nói chung là lòng tin của dân vào các quan đã bay đâu hết rồi.

Ngay cả mấy từ này "nếu có tiền...thì tôi..." đã làm người ta không tin rồi, huống chi nội dung của cả câu ông nói. Nhà ông Bộ trưởng mà không có tiền sao? Thật khó tin. Có ngon ông hãy bỏ ra chẳng hạn 100 triệu đồng mua cổ phiếu đi, sau đó lên báo nói tôi vừa mua vào cổ phiếu A, B, C gì đó. Hay là tiền của nhà ông được đầu tư vào địa ốc, vàng hay mấy liên doanh lắp ráp ô tô trong nước mất rồi, thì lấy đâu ra mà đầu tư chứng khoán. Theo lô gích này thì hóa ra ông dạy rằng đừng có ngu gì mà đầu tư vào chứng khoán nữa.

Lòng tin là một phần của vốn xã hội. Vốn xã hội cũng là một loại vốn để phát triển, giống như vốn bằng tiền, vốn nhân lực hay vốn tài nguyên thiên nhiên. Càng nhiều vốn xã hội, cơ hội phát triển càng cao.

Một xã hội rời rạc, lừa dối, hỗn loạn thì kiếm ra đâu vốn xã hội bây giờ.

4 nhận xét:

pkninh nói...

Thieu von thi` phai di vay von o ben ngoai. Nguoi Viet nam co' long tin vao ha`ng ngoai nhap ma`...

Unknown nói...

Nhân chuyện lòng tin của PKN tôi xin trích đăng bài Nói dối lên ngôi của Nguyễn Hoàng Bảo

Câu chuyện của trường tôi hay sự lên ngôi của nói dối

Ai mà sợ sự thật thì không nên đọc những dòng bên dưới


Đúng ra phát triển phải trả về đúng với chân giá trị thực của nó, cũng như Châu Á đã trả về chân giá trị thực từ thập niên 70. Mọi thứ phải phát ra tín hiệu thực, đàng này mọi người đều biết như vậy là không đúng, là giả dối, mà sao cứ chấp nhận như một thực tế hiển nhiên, mà không hề có hành động cải tiến. Nếu nói không biết thì không thể được vì tất cả đều là giáo sư và tiến sĩ. Câu chuyên bắt đầu từ 2 câu chuyện nhỏ như thế này:

Câu chuyện số 1:

Yêu cầu đối với người coi thi (giám thị) là Sau khi thi xong mới cho sinh viên ký tên vào bảng danh sách. Nhưng lớp quá đông, cho nên để đến cuối giờ thì mà cho sinh viên ký tên vào bảng danh sách thì 2 giám thị không kiểm soát nổi (đặc biệt là thi trắc nghiệm, chỉ cần một chút sơ ý, thì sinh viên có thể trao đổi nhau đến rất nhiều câu, như thế sẽ không công bằng cho sinh viên khác). Cho nên nhiều giám thị đã linh hoạt thay đổi hành vi bằng cách: Một giám thị canh chừng giám sát, một giám thị cho sinh viên ký tên vô trước. Trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Trong môi trường giáo dục mà đã có những hành vi như thế thì sinh viên nghĩ gì về thầy cô giáo? Sao không để phương pháp truyền thống là: Giám thị cho sinh viên ký tên vào bảng danh sách và cuối giờ nộp bài. Nếu kiểm lại chữ ký và số bài nộp không khớp với nhau thì có giám thị xác nhận, có lớp trưởng xác nhận. Phương pháp này áp dụng mấy chục năm nay có sao đâu. Tại sao phải thay bằng phương pháp mới. Quy mô lớp đông, thời gian nộp bài rất ít, khả năng trao đổi cuối giờ trao đổi là rất lớn đặc biệt là thi trắc nghiệm. Giám thị cứ khư khư ngồi đó so đo từng chữ ký vào lúc cuối giờ thì khả năng sinh viên trao đổi là rất lớn.

Câu chuyên số 2:

Yêu cầu phải có 2 người chấm 2 vòng độc lập đối với từng bài thi. Trời đất ơi! Hãy nhìn vào thực tế đi có mấy giảng viên chấm 2 vòng độc lập, nhưng họ vẫn ký tên vào. Nhiều lúc có người chấm thứ nhất, mà không có người chấm thứ hai, thì giáo vụ Khoa gọi điện cho người chấm thứ hai lên ký tên vào: tốn chi phí trên đường đi, góp phần vào kẹt xe, nhân cách đi xuống một chút vì đây là điều giả dối mà, Bộ không tin vào một ai nên kiểm tra chéo! Bộ mà không tin những người giảng viên chúng tôi, thì chúng tôi những người giảng viên cũng không tin vào Bộ, như thế là công bằng 1 – 1. Vốn xã hội xuống dốc. Ý tưởng chấm 2 vòng độc lập thì tốt, nhưng không khả thi ở đây: quy mô quá lớn, tiền lương, thời gian nộp bài.

Hình như người ta đã quên đi cái vẻ đẹp sự thật, một vẻ đẹp hoàn mỹ, lấp lánh, không hệ quy chiếu so sánh. Một về đẹp mà giúp cho con người ta nhìn nhận lại chính mình.

Sàigòn, một ngày nắng nóng tháng tư, 2008

Phạm Khánh Nam nói...

Hoan hô câu chuyện của Nguyễn Hoàng Bảo. Về câu chuyện số 2, cuốn Freakonomics của Steven Leavitt (bản tiếng Việt là Kinh tế học hài hước) kể bên Mỹ chỉ có một giáo viên chấm bài, nên giáo viên có xu hướng sửa bài thi của học sinh để có thành tích cao. Cách giải quyết của người Mỹ là, vẫn để giáo viên chấm bài một mình (vì đâu phải ai cũng gian lận) nhưng sẽ kiểm tra những trường hợp nghi vấn (đọc sách sẽ thấy tụi nó phát hiện trường hợp nghi vấn như thế nào, rất hay). Để 2 giáo viên chấm là tiêu tốn nguồn lực của xã hội rất nhiều, và còn khuyến khích nói dối, như Nguyễn Hoàng Bảo kể. Biện pháp chống gian dối lại đẻ ra gian dối.

Unknown nói...

Lại là chuyện trung thực. Hết biết.

ĐH Qui Nhơn: Sai phạm chồng chất sai phạm

* SV học xong mới biết mình không được tốt nghiệp
* Chuyển SV năm 2 xuống học năm 1
* Nợ hơn 3 tỉ đồng

Hồ sinh học ở Trung tâm thực nghiệm nông lâm Nhơn Tân bị hư hỏng, thiệt hại hơn 1 tỉ đồng - Ảnh: Bảo Trung
TT - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trong tuần này Vụ ĐH và sau ĐH cùng thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ công tác để tiến hành thanh tra một loạt vụ việc bê bối tại Trường ĐH Qui Nhơn mà dư luận đã lên tiếng trong thời gian qua.

Ngay từ những năm đầu tiên giữ chức, hiệu trưởng Trần Tín Kiệt đã mạnh tay cài cắm người nhà vào các vị trí then chốt. Năm 2000, ông Kiệt đưa vợ là Đinh Tú Linh vào làm việc tại phòng đào tạo, đưa em vợ là Đinh Tú Lan vào phòng hành chính - đối ngoại.

Thời điểm này cả hai bà Linh và Lan chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Bảy năm sau, khi bà Tú Linh đang học dở dang đại học (đào tạo liên kết giữa ĐH Qui Nhơn và ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) thì ông Kiệt đã bố trí cho vợ mình thi chuyên viên và ngay sau đó được hưởng lương chuyên viên, bất chấp qui định của Nhà nước.

"Công ty gia đình" trong trường ĐH

Còn bà Đinh Tú Lan cách đây hai năm đã được phong chức phó phòng hành chính. Thậm chí Nguyễn Khắc Oanh - chồng của Tú Lan - từ một thủy thủ tàu biển được ông Kiệt đưa về làm chân lái xe rồi cất nhắc làm cán bộ phòng quản lý thiết bị, nhưng được phân công theo dõi lĩnh vực xây dựng cơ bản của trường. Hiện nay Oanh giữ chức phó giám đốc Trung tâm thực nghiệm nông lâm.

Cách đây khoảng bốn năm, Trần Thế Hưng - em bà con của hiệu trưởng Kiệt - được nhận vào lái xe cho hiệu trưởng. Năm 2006, Hưng được đưa lên làm cán bộ phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Phạm Mạnh Hùng là em họ bên vợ được hiệu trưởng Kiệt nhận vào làm cán bộ phòng nghe - nhìn (khoa ngoại ngữ). Sau một thời gian ngắn, Hùng được chuyển sang làm cán bộ phòng công tác chính trị và vừa học xong hệ tại chức khoa ngoại ngữ của trường. Vợ của Hùng từ nhân viên nhà ăn, chẳng có bằng cấp chuyên môn đã được bố trí làm cán bộ phòng kế hoạch - tài vụ.

Đinh Thanh Tùng (con riêng của vợ hiệu trưởng Kiệt), năm 2002 đang học năm 1 khoa tin học tại trường bị lưu ban, lập tức ông Kiệt đã chuyển lên năm 2 khoa giáo dục tiểu học. Năm 2006, khi Tùng vừa tốt nghiệp, hiệu trưởng Kiệt đã bố trí Tùng làm cán bộ phòng công tác chính trị sinh viên.

Phạm Thị Thu Hồng - cháu của vợ hiệu trưởng Kiệt - sau khi học xong khoa giáo dục tiểu học năm 2007 đã nhanh chóng được kết nạp Đảng và bổ nhiệm làm cán bộ phòng tổ chức cán bộ. Ông Nguyễn Văn Kính, một trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng, bị cắt biên chế trước đó, đã được kết nạp lại và được cất nhắc làm trưởng phòng đào tạo, nhờ là... sui gia của hiệu trưởng Kiệt.

"Người nhà của hiệu trưởng không chỉ được nhận ồ ạt vào trường, sắp xếp vào các vị trí then chốt, mà còn nhanh chóng vào biên chế, nhanh chóng được kết nạp Đảng. Trong khi đó hàng chục trường hợp là sinh viên xuất sắc được giữ lại ở các khoa hàng chục năm không có cửa vào biên chế và chỉ nhận đồng lương tháng còm cõi chưa đầy 1 triệu đồng" - giảng viên triết học (khoa giáo dục chính trị) Nguyễn Thanh Hải nói đầy cay đắng.

Coi tiền như rác

Các cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 11-4, Tỉnh ủy Bình Định, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng đã làm việc với hiệu trưởng, bí thư đảng ủy ĐH Qui Nhơn Trần Tín Kiệt về những biểu hiện lệch lạc vừa qua, các cơ quan chức năng tại Bình Định cũng đồng loạt vào cuộc.

Công việc thanh tra sẽ làm rõ thêm hành vi trốn thuế trong nhiều năm các khoản thu phí giữ xe, kinh doanh ký túc xá, gần đây nhất là chủ trương xây dựng chui tầng 4 khu giảng đường A1 (đã bị đình chỉ thi công), đưa sinh viên vào học ngay tại các tầng dưới trong khu giảng đường đang gấp rút nâng tầng không có giấy phép xây dựng...
Đối với hệ tại chức và chuyên tu, từ năm 2006 đến nay học phí thu 1,8 triệu đồng/sinh viên, trong khi thanh toán tiền giờ dạy cho giảng viên lại bị cắt xén (chỉ chi 20%). Cụ thể, theo chỉ đạo của hiệu trưởng Trần Tín Kiệt, hầu hết các môn học đều bị tùy tiện cắt giảm số tiết, có môn học theo qui định là 60 tiết cắt xén còn 45 tiết và những môn qui định 45 tiết cắt còn 30 tiết. Đó là cơ sở để thanh toán tiền giờ cho giảng viên. Trong khi đó, hàng tỉ đồng được chia cho cán bộ quản lý trong nhiều năm hoàn toàn không được công khai.

Mới đây, hàng trăm sinh viên đang theo học tại chức ban đêm tại trường đồng loạt tố cáo là theo thời khóa biểu, sinh viên học bốn tiết mỗi tối nhưng chỉ được học từ 19g-21g30 (kể cả giờ giải lao). Hơn 30 sinh viên theo học khóa 5 hệ tại chức và chuyên tu tại Đắc Lắc mãi đến khi tốt nghiệp mới rụng rời biết mình không được công nhận tốt nghiệp do hồ sơ đầu vào không đủ điều kiện.

Trong lĩnh vực liên kết đào tạo, hiệu trưởng Kiệt đã tự ý tăng chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2006, riêng ngành kinh tế chỉ tiêu là 90 đã tăng lên 320 SV. Khi sự việc vỡ lở, hiệu trưởng Kiệt đã chỉ đạo đưa hàng loạt sinh viên vừa lên năm 2 xuống học lại năm nhất chuyên ngành khác mà sinh viên không có nguyện vọng. Rất nhiều trường hợp thí sinh thi vào khoa kinh tế nguyện vọng 2 thấp hơn nguyện vọng 1 từ 4-6 điểm nhưng được tuyển vào học tại ĐH Qui Nhơn năm 1, đến năm 2 được chuyển ra Hà Nội học tiếp tại ĐH Kinh tế quốc dân.

Năm 2004, hiệu trưởng Kiệt triển khai dự án thành lập Trung tâm thực nghiệm nông lâm trên diện tích hơn 10ha tại địa bàn huyện An Nhơn, Bình Định. Đây là "mô hình thực tiễn sinh động" phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy và thực nghiệm khoa học. Nhà trường cam kết sẽ đầu tư 3,5 tỉ đồng để triển khai dự án này. Song cho đến nay trung tâm chỉ "đầu tư” bốn con bò thịt (vốn được nuôi trước đó trong khuôn viên trường đại học chuyển đến), mấy chục con đà điểu và đàn thỏ. Với hồ sinh thái nuôi cá, bờ kè xây tốn cả tỉ đồng chỉ còn là một đống đổ nát. Tuyệt nhiên không có các thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm như đã cam kết đầu tư.

Cuối năm 2007, những hạng mục xây dựng tạm bợ ấy đã bị lũ phá, biến dạng hoàn toàn. Ông Đỗ Trọng Phương - giám đốc Công ty TNHH Duy Tân, đơn vị được chỉ định thầu thi công toàn bộ hạng mục công trình của trung tâm - tố cáo giá trị xây lắp mà công ty bỏ ra hơn 3 tỉ đồng, nhưng hiệu trưởng Kiệt mới chỉ thanh toán nhỏ giọt 100 triệu đồng và chưa biết đến khi nào được thanh toán dứt điểm.

BẢO TRUNG